Những điều cần biết về Nhật Bản:

Những điều cấm kỵ ở Nhật Bản 1. Con số 4  Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (...

Những điều cấm kỵ ở Nhật Bản

1. Con số 4 
Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.

2. Cắm đũa lên bát cơm
Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.



3. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn
vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

4. Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc
Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

5. Xe tang
Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua,bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi.

6. Cắt móng tay, móng chân vào ban đêm
Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ.

7. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò (cái này coi truyện Doraemon sẽ thấy,ở Việt Nam lại là con heo!).

8. Huýt sáo vào ban đêm
Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.
 

Khác biệt văn hóa

Dưới đây là một vài nét văn hóa Nhật Bản được tác giả bài viết khéo léo so sánh trong cùng ngữ cảnh ở Việt Nam.


1. こんにちは (konnichiwa):
Với tiếng Việt, bạn có thể dùng “xin chào”, “em chào thầy”, “cháu chào bác”, “con chào ba” cho mọi lúc, mọi nơi. Nhưng với tiếng Nhật, tùy theo thời điểm mà từ chào hỏi khác nhau. (Điều này giống với tiếng Anh).
Ở Việt Nam, khi tôi gặp đồng nghiệp người Nhật, hoặc sinh viên có giờ học với giáo viên người Nhật, đều dùng こんにちは [konnichiwa] cũng là chuyện đương nhiên. Chỉ có điều với người thân trong gia đình thường họ lại không dùng câu chào này.
Dù được gọi là họ hàng thân thích, nhưng nếu là con riêng của chồng (hoặc vợ), cha mẹ chồng (hoặc vợ) thì こんにちは [konnichiwa] vẫn được dùng để chào hỏi nhau.
Ngoài ra, nếu là ruột thịt nhưng sống cách xa, cha mẹ, anh em lúc thăm nhau vẫn chào こんにちは [konnichiwa].
Cũng có trường hợp ngoại lệ: cha mẹ ly dị, con cái sống xa tình cảm của cha, lâu ngày gặp lại cha con chào nhau こんにちは [konnichiwa] như chào với người ngoài.
Vậy thường khi ra đường, anh em tình cờ gặp nhau thì chào hỏi nhau như thế nào? Đương nhiên tùy người mà cách chào khác nhau, nhưng cách biểu hiện thông thường là: あら [ara] (Ủa!) hay どうしたの [doushitano] (Sao vậy?).
Với bạn bè hay cha con, おはよう [ohayou] (chào buổi sáng) hay おやすみ [oyasumi] (chúc ngủ ngon) vẫn được dùng chào nhau. Riêng こんばんは [kombanwa] (chào buổi tối) cũng giống như こんにちは [konnichiwa] trong tiếng Nhật giao tiếp được giới hạn ngầm cho mối quan hệ cha con.
2. ありがとう [arigatou] (Cám ơn):
Một du học sinh nước ngoài đến nhà người Nhật chơi, khi được mời dùng trà đã nói: ありがとう [arigatou]. Có điều gì đó đã làm cho bà chủ nhà cảm thấy du học sinh này hơi thất lễ.
ありがとう [arigatou] quả là lời nói biểu lộ lòng cảm tạ. Khi cho trẻ con quà bánh và được chúng đáp lại bằng lời cảm ơn ありがとう [arigatou] là chuyện thường tình. Nhưng trường hợp sinh viên này dùng ありがとう [arigatou] đã làm cho bà chủ nhà không hài lòng. Tại sao vậy?
Theo tài liệu 日本人のコミュニケーション [Nihonjin no komyunikeeshon] (Cách giao tiếp của người Nhật) thì lời cảm ơn ありがとう [arigatou] chỉ được phép sử dụng trong phạm vi sau đây:
a. Người lớn tuổi nói với người nhỏ hơn.
b. Thầy giáo nói với học trò.
c. Nếu là quan hệ nơi làm việc thì cấp trên với cấp dưới.
d. Bạn bè với nhau.
e. Trẻ con với người lớn.

Như vậy, trường hợp của du học sinh kể trên phải dùng kính ngữ ありがとうございます [arigatou gozaimasu] (Dạ xin cảm ơn) mới được cho là lễ phép.
Vì biết được phạm vi cho phép sử dụng ありがとう [arigatou] nên khi nói ra, người ta có thể đoán được người nghe có quan hệ như thế nào với người nói. Và điều này rất cần thiết trong xã hội sử dụng tiếng Nhật, một xã hội có cấu thành trên dưới theo chiều dọc.
Đương nhiên, nếu thêm phần kính ngữ ございます [gozaimasu] hay ございました [gozaimashita] sau ありがとう [arigatou] cũng không làm hỏng luật lệ này.
3. いらっしゃいませ [irasshaimase]:
Khi bước vào một nhà hàng Nhật, một sinh viên Trung Quốc đã ngạc nhiên và lúng túng khi nghe lời mời chào lớn tiếng いらっしゃいませ [irasshaimase] mà không biết phải trả lời sao cho phải. Điều này đối với người Nhật chẳng là vấn đề gì cả, vì đối với họ, đó là chuyện đương nhiên.
Rồi khi bước ra khỏi nhà hàng lại có tiếng cám ơn rõ lớn từ sau lưng ありがとうございました [arigatou gozaimashita]. Nghe vậy, người sinh viên đó quay lại và đáp どういたしまして [douitashimashite]. Chính nghĩa của lời nói “Không có chi” này đã làm cho nhân viên nhà hàng vừa nói lời cảm ơn đó đứng ngây ra...
Trên thực tế, khách Nhật khi nghe lời cảm ơn đó không đáp lại bằng どういたしまして [douitashimashite].
4. どういたしまして [douitashimashite]:
Ở siêu thị Việt Nam, sau khi trả tiền, có nhiều khách hàng nói lời cảm ơn với nhân viên thu ngân. Nhưng nếu ở Nhật thì điều đó sẽ bị cho là rất mất tự nhiên. Bởi lẽ, trong xã hội Nhật Bản, quan niệm “khách hàng là thượng đế” đến nay vẫn còn được giữ vững.
Ở các cửa hàng Nhật, bạn sẽ thường nghe lời tiễn khách sau:
店員 [ten in] (nhân viên):
     ありがとうございました [arigatou gozaimashita].
[kyaku] (khách hàng):
     無言 [mugon] (không nói gì),
     無視 [mushi] (làm lơ),
     hoặc nói どうも [doumo] thay cho lời cảm ơn đầy đủ,
     hoặc khách chỉ mỉm cười là đủ!

5. Đại từ nhân xưng ngôi thứ II あなた [anata]:
Một du học sinh được thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu với thầy hiệu trưởng. Đang khi nói chuyện vui vẻ, người sinh viên đó đã hỏi thầy: あなたはどんな音楽が好きですか。[anata wa donna ongaku ga sukidesuka?] (“Bạn” thích loại nhạc nào?) thì trong phút chốc không khí bỗng nặng đi, có cái gì đó trong câu hỏi đã làm thầy cảm thấy khó chịu...
Trong xã hội Nhật, từ nhân xưng ngôi thứ II được cho là rất khó sử dụng, thậm chí người Nhật với nhau hầu như cũng không có cơ hội để dùng あなた [anata]. Hẳn nhiên, tránh dùng あなた [anata] là an toàn nhất.
Vậy thì lúc nào, ai nói với ai mới dùng ngôi thứ hai này? Cách biểu hiện này bộc lộ rõ nét cơ cấu ngôn ngữ phân biệt trên dưới trong xã hội Nhật. Cũng như ありがとう [arigatou], あなた [anata] không được dùng cho người lớn tuổi hơn mình, cấp trên hay bậc đàn anh.
Tuy nhiên, trong cơn phẫn nộ, bực tức, đôi khi người Nhật cũng lớn tiếng nói với vợ hay với bạn あなた! [anata] hoặc きみ! [kimi] (cậu, mày).
Một người bạn Nhật của tôi, biết rõ thời gian tôi đến Nhật mà sau hơn 2 tháng mới liên lạc được với tôi. Trong e-mail đầu tiên gửi cho tôi, có một đoạn chị đã viết 私もずっとあなたのことが気になっていました [Watashi mo zutto anata no koto ga ki ni natteimashita.] (Tôi cũng đã luôn lo lắng về chị). Khi hỏi cách dùng あなた [anata] trong trường hợp này, tôi đã được giáo viên người Nhật giải thích là: dù là bạn thân nhưng người nói mang cương vị lớn hơn nên tỏ thái độ bậc đàn chị qua cách dùng あなた [anata].
Một điều lạ là từ あなた [anata] lại thường được in trong sách tiếng Nhật dành cho người nước ngoài. Điều này được cho là buộc phải làm. Bởi lẽ nếu không có chủ ngữ thì người nước ngoài học tiếng Nhật thường không thể đặt thành câu văn. Để tránh dùng ngôi thứ hai này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ lưu ý cho người học.
Thực tế khi người Nhật nói chuyện với nhau, hầu như họ không dùng あなた [anata]. Đó cũng là lý do học sinh cấp II của Nhật khi học tiếng Anh cảm thấy ngường ngượng khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai “you”.
 
 

Nghi thức cúi người của người Nhật - お辞儀


Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là お辞儀 ojigi.Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước.Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn.Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau,vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp.
Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗ từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp,hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ ngườI về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại,sau đó từ từ,lịch sự thẳng người lên. Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi  sau :

1. Chào hỏi xã giao hàng ngày như [こにちは konnichiwa]. Cúi người khoảng 15độ.


2. Chào hỏi có phần trang trọng như [始めまして hajimemashite, 宜しく お願いしますyoroshiku onegaishimasu]. Cúi người khoảng 30 độ.



3. Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó. Cúi người khoảng 45 độ.

 
 
 
 
 

Bí quyết làm ăn với người Nhật

Người Nhật Bản rất coi trọng chữ tín và các phép tắc xã giao.
Với nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 thế giới, Nhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp VN. Do vậy việc nắm rõ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp VN giao tiếp và kinh doanh thành công với họ.
Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo. Theo Thương vụ VN tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô hàng và ảnh hưởng đến uy tín.


Ngoài ra, người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn rất chú ý đến sự thay đổi giá cả.


Đối tượng mua hàng chủ yếu là những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại công ty vẫn còn phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy, tâm lý thích dùng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong các siêu thị ở Nhật Bản có vô số những kiểu dáng, loại của cùng một loại hàng tiêu dùng.


Thương vụ VN tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng các nguyên liệu tái sinh.


Theo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về Nhật Bản, khi kinh doanh với người Nhật, các doanh nghiệp VN cần lưu ý tới một số điểm sau đây:


1. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp VN không thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.


2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.


3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.


4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, nó không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ.


Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém, chưa kể những mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình, tránh tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó.


5. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn và gian hàng của ta rồi lại đi luôn.


6. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố gắng làm sao để khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.


7. Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.


8. Trực công ty: Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi điện đến công ty mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.


9. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.


10. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường.


11. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.


12. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống.


13. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp chúc mừng Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày Giáng sinh, tốt nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 12).


14. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm.


Những điều không nên và nên làm khi ở Nhật

1) Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình.Trái với suy nghĩ ở phương Tây , điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật
2) Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.
3) Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng anh với bạn.Hầu hết người nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng anhvà vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)

4) Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi.Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu tiết thì cũng chẳng thay đổi được gì.
5) Cũng đừng có cáu gắt khì mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô,còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.
6) Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành.Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng
7) Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.
8) Đừng có nghĩ 10.000 yên ỏ Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi. 
9) Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật.Không một ai cho tiền bo ở nhật ngoại trù những khách phương Tây khi không biết điều này.

 
Những điều nên làm khi ở Nhật
 
1) Có gắng dùng natto(một dạng hạt đậu nành đã lên men) .Trộn nó vào trong một ít mù tạt (karashi), nước tương sau đó quấy đều lên,ăn luôn hoặc dưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.
2) Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy
3) Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm
4) Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết
5) Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ỏ Nhật.Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây
6) Ăn những món ăn Nhật. Bạn dừơng như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard .Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ( Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi_ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen
7) Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe ,bạn hãy đi bộ.Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sach, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần
Tokyo Díneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.
9) Hãy đến phố điện tử Akihara ỏ Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế
10) Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó
11) Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm hoa anh đào (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở tokyo thường là rất đông. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm hoa anh đào thay vì đánh lộn với một đám đông.
 
(sưu tầm)
 

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Radio Online

 Danh bạ doanh nghiệp

Search


Tổng số lượt xem trang

Ảnh

.

.

.

.

Banner4

Banner3

Banner2

Banner1

Translate

Pages

logo

Vertical2

On Facebook

About

On Twitter

.