"Những Chuyển Điệu - Nguyễn Thiên Ngân [XuânKhoa, KimPhượng]"

NHỮNG CHUYỂN ĐIỆU Tác giả: Nguyễn Thiên Ngân Người đọc: Xuân Khoa, Kim Phượng Nguyễn Thiên Ngân: trên con đường còn dài, còn dài Và...

NHỮNG CHUYỂN ĐIỆU
Tác giả: Nguyễn Thiên Ngân
Người đọc: Xuân Khoa, Kim Phượng

Nguyễn Thiên Ngân: trên con đường còn dài, còn dài




Vào năm 2005, ở tuổi 17, cây bút từ phố núi Buôn Mê Nguyễn Thiên Ngân đã giành giải  nhất cuộc thi viết truyện ngắn “Chân dung tuổi mới lớn” của báo Mực Tím. Và trong 5 năm, Ngân đã kịp có trong tay một “tài sản văn chương kếch xù” với 6 tập truyện ngắn được xuất bản để khởi hành trên con đường văn chương bằng cuộc tăng tốc tràn trề đam mê của một người viết trẻ. Tháng 9 năm 2010, tác phẩm Những chuyển điệu của Thiên Ngân được báo Tuổi trẻ trao giải 4 trong cuộc thi “Văn học tuổi 20” – một trong những giải thưởng danh giá nhất hiện nay giành cho những cây bút trẻ ở Việt Nam. Thiên Ngân với những câu văn ngắn trong điệu chuyển nhanh trên cấu trúc nhưng níu chặt thế giới sâu thẳm và chậm rãi suy tư của tâm hồn đã khắc họa bức tranh đa hình và đa chiều về mặt bên trong của con người, nhất là những con người trẻ giữa thời hiện đại. Sự nhạy cảm tinh tế và sắc sảo ấy khiến cho trang văn của cô gái trẻ Thiên Ngân trở thành điểm đến thân thuộc của độc giả tuổi 20, nơi họ tìm thấy những xúc cảm tình yêu trẻ dại, tìm thấy một cuộc trú mưa và trú nỗi cô đơn, tìm thấy chiều sâu gần gũi và mới lạ của một con người vừa vào đời.
Với Ngân, văn chương là một sự lựa chọn và cô đã chọn để đi trên con đường dài. Trong một cuộc trò chuyện ngắn, cô gái trẻ viết văn giàu cá tính này đã chia sẻ một cách chân thành về con đường văn chương, hành trang văn chương của mình.


Để kể về câu chuyện ngày đầu tiên cầm bút sáng tác, Thiên Ngân sẽ kể như thế nào? Mối duyên nào đã đưa đẩy Ngân đến với truyện ngắn? Và thể loại này đã chọn Ngân hay Ngân tự chọn thể loại cho mình vì hình như, Ngân cũng có cầm bút làm thơ?

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi cầm bút viết một truyện ngắn hẳn hoi là vào hè năm tôi đang đợi kết quả thi vào lớp 10, “nhàn cư” nên thử viết cái gì đó xem sao. Trước đó tôi có làm thơ nhưng chỉ là kiểu … cóc nhái thôi. :) Sau đó tôi gửi báo, được đăng nên hào hứng quá, cứ thế viết tiếp. Duyên cớ đưa đẩy đến truyện ngắn là sao nhỉ? Chắc có lẽ vì tôi làm thơ dở quá, gửi báo hoài trước đó mà không được đăng; và chuỗi ngày chờ đợi chỉ chấm dứt khi tôi chuyển sang truyện ngắn, nên tôi nghĩ “À đây rồi, cái mình NÊN viết là đây rồi!”. Tôi đến với truyện ngắn như thế đấy.

Thiên Ngân thích nhà văn nào nhất và có nhà văn nào để lại dấu ấn trên những sáng tác của riêng Thiên Ngân không?

Mỗi thời đoạn tôi thích một người. Và bây giờ tôi đang chết mệt Haruki Murakami. Tôi đã đọc hết tất cả các tác phẩm từng xuất bản của ông. Dấu ấn? Tôi nghĩ là có, chính ông Nhật Bổn này chứ ai. Quá tập trung vào một cái gì đó, người ta thường không kiểm soát được mình cho dù đã có ý thức về điều đó. 

Hiện nay, lực lượng sáng tác trẻ của VN khá hùng hậu, tươi mới, có nét riêng, nhưng lại chưa tạo ra một làn sóng, một khuynh hướng, một trào lưu sáng tác chung đánh dấu bước tiến riêng của sáng tác văn học (chẳng hạn như giới trẻ Trung Quốc có trào lưu linglei), theo Ngân, họ cần phải làm gì để tạo thành một trào lưu sáng tác riêng biệt của giới trẻ?

Tôi thấy tình hình hiện nay khả quan đấy chứ, người trẻ viết nhiều, sách ra đều, chất lượng chưa bàn đến nhưng ta có quyền hy vọng phải không nào? Dù chưa tạo thành một “vệt” như linglei của Trung Quốc, nhưng tôi thấy văn học trẻ VN đang dần lớn mạnh theo cách riêng của nó. Có thể nó không “tổng tiến công” như linglei, nhưng lỡ nó “đánh du kích” thì sao? Tôi đang mong lắm một cuộc biến động, một cơn sóng thần từ những dấu hiệu tôi đang nhìn thấy, cảm thấy.

 Thời gian gần đây, có nhiều cây bút trẻ không đi đường dài – hoặc do không thể, hoặc do không muốn. Họ xuất hiện khá ấn tượng với những tác phẩm đầu tay nhưng sau đó lại im lặng và gần như vắng bóng trên văn đàn. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã từng có một cách ví von rất thú vị: “Các nhà văn nước ngoài thường cho độc giả ăn món khai vị rồi mới đến món chính, và thức ăn càng ngày càng ngon. Còn nhà văn Việt Nam thì thường mời độc giả thưởng thức món ngon nhất rồi mới đến món khai vị và bàn tiệc càng lúc càng nhạt nhẽo”. Theo Ngân, lý do tại sao văn học Việt Nam, nhất là văn học trẻ lại rơi vào tình trạng này? Ngân có từng lo sợ một tương lai như vậy đối với mình không, nếu tình trạng này trở thành một quy luật?

Theo tôi thì các bạn trẻ bây giờ giỏi quá, nên có nhiều lựa chọn quá. Ít ai chỉ có văn chương là sự lựa chọn duy nhất. Mà làm nhà văn ở Việt Nam thường … nghèo (thường thôi nhé) nên chắc họ nản lòng, chọn lối đi khác đảm bảo hơn. Nếu ai yêu viết lách thật thì sẽ dùng nghề chính nuôi cái mộng văn chương, còn ai yêu không sâu không đậm thì bỏ hẳn.

Tôi chẳng lo sợ gì cả, bởi tôi là người chọn lựa cho tương lai của mình. Nếu tôi có đi theo quy luật đó, thì nó cũng là một lựa chọn của chính tôi mà thôi. Nhưng tôi nghĩ có lẽ mình chưa dừng sớm đâu. Duyên tình của tôi với viết lách còn sâu nặng lắm. “Chung sống” với nó đã 5 năm rồi, giận hờn có, vỡ mộng có, chán chường có… nhưng chưa bao giờ tôi thành công trong việc chia lìa bản thân với việc viết lách cả.

 Những dự định trong tương lai của Ngân.

Làm việc chăm chỉ (vì tôi hết thất nghiệp rồi), viết lách chăm chỉ (vì tôi đang còn một tác phẩm dở dang chưa hoàn thành). Vậy thôi!

Cám ơn Thiên Ngân. Chúc Ngân luôn đầy đam mê và có một chuyến đi thật thú vị trên con đường văn chương phía trước.

SONG MÂY thực hiện

Link dow bằng IDM( nguồn Đài tiếng nói nhân dân TPHCM)
Tập1
Tập2
Tập3

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Radio Online

 Danh bạ doanh nghiệp

Search


Tổng số lượt xem trang

Ảnh

.

.

.

.

Banner4

Banner3

Banner2

Banner1

Translate

Pages

logo

Vertical2

On Facebook

About

On Twitter

.