Hẳn bạn đọc còn nhớ chị Lê Thị Mùi, người mẹ điên với đứa con nhỏ thường
khỏa thân lang thang ở cầu Long Biên, từng xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ
đầu năm 2007 qua phóng sự ảnh của một nhiếp ảnh gia nước ngoài.
Trong ký ức của tôi khi đó, chị Mùi và đứa con đen nhẻm, trần truồng,
ăn, ngủ, đi vệ sinh ở ngay bờ tường của đường dẫn lên cầu Long Biên, Hà
Nội đích thị là hai mẹ con người điên.
Khi đó ai nói gì chị Mùi cũng không nghe, cứ đưa con nhỏ đi lang thang một cách quái gở, đi tiểu rồi dùng nước tiểu uống luôn. Bất thần những ngày đầu năm 2013 này, tôi gặp lại chị Mùi, thấy chị có hẳn một... anh chồng, dù không có hôn thú, có thêm một đứa con gái, không còn lang thang nữa mà đang sống trong một căn hộ chung cư giữa Hà Nội.
2 đứa trẻ trong ngôi nhà có 2 người điên
Từ đầu khu Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, cứ hỏi gia đình có bốn người đầu trọc, họ đều chỉ tận tình. Nhà chị Mùi tìm dễ bởi ngay cửa ra vào, thật kỳ cục là có một lỗ thủng cỡ đứa trẻ con bò qua được, và vô số ảnh Phật Bà Quan Âm lẫn hình vẽ Quan Vân Trường và những chữ linh tinh vô nghĩa dán đầy ngoài cửa.
Trên tay nắm cửa, một túi nilông trong có mì sợi khô, ít thức ăn người hàng xóm tốt bụng nào đó đã treo ở đấy tự bao giờ. Gia đình chị Mùi bấy lâu nay đang sống một phần nhờ những người tốt bụng như vậy.
Ngoài cửa đã sốc, vào nhà càng sốc hơn. La liệt những chậu cây héo và tươi có đủ, một chậu nước to trong đó có con rùa và mấy con cá đang bơi, những “núi” giấy vụn, giẻ rách, thức ăn thừa chất khắp nơi trong nhà. Giữa nhà, một sợi dây treo nặng trĩu các bài thơ thẩn, tuyên ngôn huấn dụ, lời Phật dạy...
Đây là tác phẩm của anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, người kém chị Mùi 11 tuổi, và là chồng chị Mùi bây giờ. Năm năm trước, anh Nghĩa quen biết chị Mùi và đón chị ở cầu Long Biên về, khi đó chị cực kỳ điên và toàn thích khỏa thân ngay cả khi có mặt bố mẹ chồng. Chả chịu được khi ở với cô “con dâu” như thế, bố mẹ anh Nghĩa bán nhà cũ, mua hai căn hộ chung cư rồi chia cho anh chị và các con một căn. Dù trời Hà Nội đang rét căm căm nhưng cả chị, chồng chị lẫn con gái nhỏ mới hơn 3 tuổi đều đầu trọc, quần đùi, áo may ô.
12h trưa tôi gặp lại cháu Phả con riêng của chị Mùi, thằng bé năm xưa phải lang thang theo mẹ, từ nhà mẹ đẻ anh Nghĩa về. Ông bà sống ở gần đó và kêu Phả về nhà đưa em gái sang ăn cơm. Ba hôm nay chị Mùi đau lưng nên không đi xin ăn được, còn trước đó chị lang thang ở chợ, ai cho gì ăn nấy, có khi là đầu mẩu thừa thãi, miếng thịt miếng rau thừa, có khi là vài ngàn đồng.
Tiền chị tích cóp để đóng tiền dịch vụ cho khu nhà và mua gas mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng, còn anh Nghĩa cứ ở nhà đợi vợ mang thức ăn về vì anh bảo đã “tu thành chánh quả”, không còn nghĩ đến bản thân nữa. Nhưng những khi chị Mùi không xin được như hôm nay thì anh lại sang xin của bố mẹ đẻ! Hai đứa con cả chung cả riêng không đi học, cứ sống theo cái kiểu kỳ quặc của bố mẹ. Mặc dù thế, khi ngồi bên mẹ bé gái cứ khanh khách cười. Như mọi đứa trẻ khác, bé cũng yêu mẹ và được mẹ yêu. Nhìn chị Mùi bây giờ thấy chị béo hơn một tí so với hồi ở cầu Long Biên và có vẻ đỡ “điên” hơn.
Con gái mẹ điên sẽ đi học
Tôi nhìn kỹ Phả. Mặt cậu bé 10 tuổi luôn mang một nỗi buồn thật khó tả. Khi được hỏi cháu còn nhớ những ngày ở cầu Long Biên, thằng bé nói không nhớ tí gì. Ở trong ngôi nhà có hai người điên, bé vẫn chịu cảnh “con riêng”, bị bố ghét hơn con bé em lí lắc một chút. Khi cả nhà chụp ảnh, thấy Phả không cười nên anh Nghĩa cứ cấu vào sườn Phả khiến cháu kêu đau.
Anh Nghĩa nói mẹ anh không thích chị Mùi. Nghe vậy, chúng tôi đến thăm bố mẹ anh. Đây là căn chung cư cùng khu Văn Quán, trong nhà rất sạch nhưng đồ đạc đơn sơ, chỉ có hai ông bà. Bố anh Nghĩa đang bị ốm, không đi lại, không nói được. Khi gặp bố chồng, chị Mùi đến nâng cụ dậy, bóp tay bóp chân cho ông cụ dù động tác rất vụng về, chậm chạp. Thấy con trai chê con dâu vụng, mẹ anh Nghĩa mắng con ngay: “Còn thân anh sức dài vai rộng, đã ra gì mà chê”! Mới thấy chị Mùi tuy điên dại cũng đã có hẳn một bà mẹ chồng biết bênh vực mình, thế cũng là mừng.
Theo ông Sự, lý do là chị Mùi - anh Nghĩa không có hôn thú, bé con hơn 3 tuổi phải làm khai sinh ở quê mẹ, nhưng chị điên khùng thế, tổ dân phố đến vận động mấy lần chị đều không nghe, giấy chứng sinh đã vứt đi đâu đó không nhớ. Còn chuyện lo cháy nổ, nhà như đống rác, nhưng đến nói thì họ lại bảo thích như thế, đành chịu!
Chúng tôi bàn với ông Sự làm sao về được quê nhà chị Mùi để làm giấy khai sinh cho bé gái thì tốt quá, chắc chắn sẽ có những người hảo tâm giúp đỡ để bé được đi học. Nếu không cuộc đời của hai đứa bé không biết chữ, không giấy tờ tùy thân, sống với bố mẹ đều không bình thường như thế này thì chúng sẽ ra sao?
Khi tôi viết bài báo này, ông Sự gọi điện báo tin vui là đã phát hiện giấy khai sinh của bé Phả và đã có hướng làm khai sinh cho bé gái, cô bé luôn được bố nó gọi tên là Đức Hạnh. Phường và tổ dân phố cùng bà nội cháu đang rất tích cực để có thể ra tết cho bé đi học ở trường mầm non gần nhà. Nếu hai đứa trẻ này (không bị ảnh hưởng gì từ bệnh điên của cha mẹ) được đi học, chúng sẽ có cơ may hơn cho cả cuộc đời mình dù đang sống giữa hai người điên.
Hình như cuộc đời không lấy hết của ai, kể cả với người điên.
Theo Lan Anh (Tuổi Trẻ)
Khi đó ai nói gì chị Mùi cũng không nghe, cứ đưa con nhỏ đi lang thang một cách quái gở, đi tiểu rồi dùng nước tiểu uống luôn. Bất thần những ngày đầu năm 2013 này, tôi gặp lại chị Mùi, thấy chị có hẳn một... anh chồng, dù không có hôn thú, có thêm một đứa con gái, không còn lang thang nữa mà đang sống trong một căn hộ chung cư giữa Hà Nội.
2 đứa trẻ trong ngôi nhà có 2 người điên
Từ đầu khu Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, cứ hỏi gia đình có bốn người đầu trọc, họ đều chỉ tận tình. Nhà chị Mùi tìm dễ bởi ngay cửa ra vào, thật kỳ cục là có một lỗ thủng cỡ đứa trẻ con bò qua được, và vô số ảnh Phật Bà Quan Âm lẫn hình vẽ Quan Vân Trường và những chữ linh tinh vô nghĩa dán đầy ngoài cửa.
Trên tay nắm cửa, một túi nilông trong có mì sợi khô, ít thức ăn người hàng xóm tốt bụng nào đó đã treo ở đấy tự bao giờ. Gia đình chị Mùi bấy lâu nay đang sống một phần nhờ những người tốt bụng như vậy.
Ngoài cửa đã sốc, vào nhà càng sốc hơn. La liệt những chậu cây héo và tươi có đủ, một chậu nước to trong đó có con rùa và mấy con cá đang bơi, những “núi” giấy vụn, giẻ rách, thức ăn thừa chất khắp nơi trong nhà. Giữa nhà, một sợi dây treo nặng trĩu các bài thơ thẩn, tuyên ngôn huấn dụ, lời Phật dạy...
Đây là tác phẩm của anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, người kém chị Mùi 11 tuổi, và là chồng chị Mùi bây giờ. Năm năm trước, anh Nghĩa quen biết chị Mùi và đón chị ở cầu Long Biên về, khi đó chị cực kỳ điên và toàn thích khỏa thân ngay cả khi có mặt bố mẹ chồng. Chả chịu được khi ở với cô “con dâu” như thế, bố mẹ anh Nghĩa bán nhà cũ, mua hai căn hộ chung cư rồi chia cho anh chị và các con một căn. Dù trời Hà Nội đang rét căm căm nhưng cả chị, chồng chị lẫn con gái nhỏ mới hơn 3 tuổi đều đầu trọc, quần đùi, áo may ô.
Gia đình nhỏ của chị Mùi (từ trái qua): anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, bé Phả, bé Đức Hạnh và chị Lê Thị Mùi - Ảnh: Nguyễn Khánh
Anh Nghĩa sinh năm 1974, cao to, da trắng, nói năng rất khôn khéo, thậm
chí còn hạch tôi vì sao chưa khai tên tuổi của mình với anh. Hỏi vì sao
không khai sinh cho con và cho cháu đi học, anh bảo: “Tôi còn giỏi hơn
giáo sư, thế thì cho con đi học làm gì. Giáo viên chỉ hơn tôi là có
phương pháp sư phạm”. Hỏi vì sao anh để rác đầy nhà mà không dọn dẹp cho
sạch sẽ, anh nói: “Cô đúng là người bình thường, hay áp đặt, bệnh hoạn.
Tôi thích sống theo ý tôi, cô khuyên tôi thì tốt thôi nhưng tôi không
muốn thế”...12h trưa tôi gặp lại cháu Phả con riêng của chị Mùi, thằng bé năm xưa phải lang thang theo mẹ, từ nhà mẹ đẻ anh Nghĩa về. Ông bà sống ở gần đó và kêu Phả về nhà đưa em gái sang ăn cơm. Ba hôm nay chị Mùi đau lưng nên không đi xin ăn được, còn trước đó chị lang thang ở chợ, ai cho gì ăn nấy, có khi là đầu mẩu thừa thãi, miếng thịt miếng rau thừa, có khi là vài ngàn đồng.
Tiền chị tích cóp để đóng tiền dịch vụ cho khu nhà và mua gas mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng, còn anh Nghĩa cứ ở nhà đợi vợ mang thức ăn về vì anh bảo đã “tu thành chánh quả”, không còn nghĩ đến bản thân nữa. Nhưng những khi chị Mùi không xin được như hôm nay thì anh lại sang xin của bố mẹ đẻ! Hai đứa con cả chung cả riêng không đi học, cứ sống theo cái kiểu kỳ quặc của bố mẹ. Mặc dù thế, khi ngồi bên mẹ bé gái cứ khanh khách cười. Như mọi đứa trẻ khác, bé cũng yêu mẹ và được mẹ yêu. Nhìn chị Mùi bây giờ thấy chị béo hơn một tí so với hồi ở cầu Long Biên và có vẻ đỡ “điên” hơn.
Con gái mẹ điên sẽ đi học
Tôi nhìn kỹ Phả. Mặt cậu bé 10 tuổi luôn mang một nỗi buồn thật khó tả. Khi được hỏi cháu còn nhớ những ngày ở cầu Long Biên, thằng bé nói không nhớ tí gì. Ở trong ngôi nhà có hai người điên, bé vẫn chịu cảnh “con riêng”, bị bố ghét hơn con bé em lí lắc một chút. Khi cả nhà chụp ảnh, thấy Phả không cười nên anh Nghĩa cứ cấu vào sườn Phả khiến cháu kêu đau.
Anh Nghĩa nói mẹ anh không thích chị Mùi. Nghe vậy, chúng tôi đến thăm bố mẹ anh. Đây là căn chung cư cùng khu Văn Quán, trong nhà rất sạch nhưng đồ đạc đơn sơ, chỉ có hai ông bà. Bố anh Nghĩa đang bị ốm, không đi lại, không nói được. Khi gặp bố chồng, chị Mùi đến nâng cụ dậy, bóp tay bóp chân cho ông cụ dù động tác rất vụng về, chậm chạp. Thấy con trai chê con dâu vụng, mẹ anh Nghĩa mắng con ngay: “Còn thân anh sức dài vai rộng, đã ra gì mà chê”! Mới thấy chị Mùi tuy điên dại cũng đã có hẳn một bà mẹ chồng biết bênh vực mình, thế cũng là mừng.
Chị Mùi và bé Phả trên đê sông Hồng năm 2007 - Ảnh: JUSTIN MAXON
Ông Phạm Văn Sự, tổ trưởng tổ dân phố số 14 phường Văn Quán, nơi gia
đình anh Nghĩa đang sống, cho biết phường Văn Quán đã tổ chức hẳn một
cuộc họp bàn “biện pháp” làm sao để hai cháu con chị Mùi có giấy khai
sinh để chúng được đi học và phòng chống cháy nổ ở gia đình này nhưng
tắc tị chưa ra.Theo ông Sự, lý do là chị Mùi - anh Nghĩa không có hôn thú, bé con hơn 3 tuổi phải làm khai sinh ở quê mẹ, nhưng chị điên khùng thế, tổ dân phố đến vận động mấy lần chị đều không nghe, giấy chứng sinh đã vứt đi đâu đó không nhớ. Còn chuyện lo cháy nổ, nhà như đống rác, nhưng đến nói thì họ lại bảo thích như thế, đành chịu!
Chúng tôi bàn với ông Sự làm sao về được quê nhà chị Mùi để làm giấy khai sinh cho bé gái thì tốt quá, chắc chắn sẽ có những người hảo tâm giúp đỡ để bé được đi học. Nếu không cuộc đời của hai đứa bé không biết chữ, không giấy tờ tùy thân, sống với bố mẹ đều không bình thường như thế này thì chúng sẽ ra sao?
Khi tôi viết bài báo này, ông Sự gọi điện báo tin vui là đã phát hiện giấy khai sinh của bé Phả và đã có hướng làm khai sinh cho bé gái, cô bé luôn được bố nó gọi tên là Đức Hạnh. Phường và tổ dân phố cùng bà nội cháu đang rất tích cực để có thể ra tết cho bé đi học ở trường mầm non gần nhà. Nếu hai đứa trẻ này (không bị ảnh hưởng gì từ bệnh điên của cha mẹ) được đi học, chúng sẽ có cơ may hơn cho cả cuộc đời mình dù đang sống giữa hai người điên.
Hình như cuộc đời không lấy hết của ai, kể cả với người điên.