Lý Quang Diệu

 [Thaihabooks]  Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa ...

 lý quang diệu


 [Thaihabooks] Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi.
Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến, và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Từ Richard Nixon và Henry Kissinger, khi lên kế hoạch “mở cửa với Trung Quốc” năm 1971-1972, đến các ông chủ Nhà Trắng kể từ đó đến nay, các Tổng thống Mỹ, trong đó có cả Barack Obama, đều dừng chân tại Singapore và chào đón Lý Quang Diệu tới Phòng Bầu dục khi ông sang thăm Hoa Kỳ. Từ Đặng Tiểu Bình, khi vạch ra một cuộc trường chinh quyết liệt tiến tới một nền kinh tế thị trường có khả năng kích thích mức tăng trưởng hai con số suốt ba thập kỷ, cho đến Hồ Cẩm Đào và có lẽ cả chủ tịch kế nhiệm, Tập Cận Bình, đều xem Lý Quang Diệu là nhà cố vấn có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ ở bên ngoài Trung Quốc.
Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.  
  
Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Mười chương sách bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế gới – và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.”
Tiếp đến, chúng tôi phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý.  
Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ, và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Là tác giả và “kiến trúc sư” của quyển sách này, chúng tôi đã cố gắng kiềm chế đưa ra bình luận hay quan điểm của chính mình, vì luôn lưu ý rằng không phải chúng tôi, mà chính các tổng thống và những cố vấn thân cận nhất của họ mới là những người được lợi nhiều nhất từ những lời khuyên của ông Lý.
Chúng tôi đúc rút những viễn kiến chính và những lập luận trọng tâm của Lý Quang Diệu để người đọc có thể nắm bắt được thật nhanh. Xin chớ nhầm: Chúng tôi tin rằng tất cả những từ ngữ ở các trang sau đây đều đáng để đọc nhưng độc giả có thể đưa ra nhận định riêng. Chúng tôi e rằng những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.
Cơ hội bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ lắng nghe Lý Quang Diệu và nghiền ngẫm những bài viết, bài phỏng vấn và phát biểu phong phú của ông làm chúng tôi thỏa mãn hơn mong đợi. Nếu chúng tôi có thể đem đến cho độc giả một chút “hương vị” của bữa tiệc đó thì tức là chúng tôi đã hoàn thành được ước nguyện của chính mình rồi.
Mục lục:
Lời nói đầu – Henry A. Kissinger
1.      Lý Quang Diệu là ai?
2.      Khi Lý Quang Diệu nói, ai lắng nghe?
3.      Lời tựa
4.      Chương 1 – Tương lai Trung Quốc
5.      Chương 2 – Tương lai Hoa Kỳ
6.      Chương 3 – Tương lại quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ
7.      Chương 4 – Tương lai Ấn Độ
8.      Chương 5 – Tương lai chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan
9.      Chương 6 – Tương lai tăng trưởng kinh tế quốc gia
10.    Chương 7 – Tương lai địa chính trị và toàn cầu hoá
11.    Chương 8 – Tương lai nền dân chủ
12.    Chương 9 – Lý Quang Diệu tư duy như thế nào
13.    Chương 10 – Kết luận
Theo Thaihabook

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Được tạo bởi Blogger.

Radio Online

 Danh bạ doanh nghiệp

Search


Tổng số lượt xem trang

Ảnh

.

.

.

.

Banner4

Banner3

Banner2

Banner1

Translate

Pages

logo

Vertical2

On Facebook

About

On Twitter

.