Tắt đèn-Ngô Tất Tố

                                                               Nguồn : sách nói online                  Tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất ...

                                                               Nguồn : sách nói online

                 Tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Tắt đèn là sự tổng hợp cả bề rộng và bề sâu những điều nhà văn đã quan sát, cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống người nông dân
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm; Mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay, chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe dọa. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tý, đứa con gái đầu lòng lên bảy bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị, mua cái Tý và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng được tha về; Ngờ đâu, bọn lý dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Sáng sớm hôm sau khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin tha thiết cũng không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Chị bị bắt lên huyện. Lão quan huyện Tư Ân lợi dụng, bố trí giở trò bỉ ổi. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành gửi con, nhận lời lên tỉnh đi ở vú. Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng, trong một đêm “tắt đèn”, đã mò vào buồng chị... Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực...
      Tắt đèn đã dựng lên một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn Việt Nam đương thời, có sức tố cáo mãnh liệt. Qua mấy ngày sưu thuế – tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế dã man, quái gở, “một di tích Trung cổ” – tác phẩm đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của trật tự thực dân nửa phong kiến và thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột. Tác phẩm tập trung làm nổi bật mối mâu thuẫn giai cấp đối kháng gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tuy dung lượng không lớn, Tắt đèn đã đưa ra đủ mặt những đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội nông thôn khi đó: Bọn địa chủ độc ác, keo kiệt; Bọn cường hào tham lam, thô lỗ; Bọn quan lại dâm ô bỉ ổi, bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa... Sau bọn chúng, thấp thoáng bóng “ông Tây” với chính sách sưu thuế dã man.
      Với thái đội yêu ghét dứt khoát, không chút mơ hồ, Ngô Tất Tố đã nhìn thấu bản chất tàn ác, xấu xa, mất hết tính người của chúng, miêu tả chúng bằng những nét sắc sảo, linh hoạt. Giá trị đặc sắc hơn cả của Tắt đèn là ở chỗ đã xây dựng được một điển hình chân thực đẹp đẽ, khỏe mạnh về người phụ nữ nông dân lao động. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả không những hiểu sâu nỗi khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột mà còn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của họ, không gì có thể vùi dập. Tác phẩm có những trang thật cảm động miêu tả nỗi lòng người mẹ, người vợ của chị Dậu. Chị còn là một phụ nữ lao động đảm đang, tháo vát, thông minh, ý nhị. Sống trong nghèo khổ, chị vẫn có ý thức về nhân phẩm trong trắng mà mạnh mẽ, tiền tài không thể làm vẩn đục, bạo lực không thể khuất phục. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
      Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu tính kịch. Đặc biệt, với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng nên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.

•Nhà văn Ngô Tất Tố (còn có các bút danh khác: Lộc Hà, Phó Chi, Thôn Dân, Khẩu thiết nhi, Xứ Tố, Lộc Đình, Thục Điểu, Tuệ Nhỡn, Đạm Hiên, Thuyết Hải, Hy Từ, Xuân Trào...) sinh năm 1894 tại quê gốc: làng Lộc Hà, Tử Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước cách mạng, Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn; từng cộng tác với nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội Tân văn, Thực nghiệp, Tương lai, Thời vụ, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba. . .
Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia ủy ban Giải phóng xã (Lộc Hà).
- Năm 1946: Gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, Nhà văn từ là: Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo: Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, Tạp Chí Văn nghệ và báo Cứu quốc Trung ương. . . và viết văn.
Ông đã là ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ I -1948).
Ngô Tất Tố mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18-3 năm Giáp Ngọ) tại Yên Thế, Bắc Giang.

TÁC PHẨM CHỌN LỌC

-- Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929);
- Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929);
- Vua Hàm Nghi với việc Kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935);
- Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935);
- Tắt đèn (tiểu thuyết, 1937 (báo Việt Nữ), 1939 (Mai Lĩnh xuất bản);
- Lều chõng (Phóng sự tiểu thuyết, 1939 (đăng báo Thời vụ), 1944 (Mai Lĩnh xuất bản, 1952);
- Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940);
- Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940);
- Việc làng (phóng sự, 1940 (báo Hà Nội Tân văn); 1941 (Mai Lĩnh xuất bản);
- Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941);
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học dời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942);
- Lão Tử (soạn chung, 1942);
- Mặc Tử (biên soạn, 1942),
- Hoàng Lê nhất thống trí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, 1942 (báo Đông Pháp), 1956);
- Kinh dịch (chú giải, 1953);
- Suối thép (dịch, tiểu thuyết, i946);
- Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946);
- Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946);
- Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946);
- Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954);
- Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo, 195l).

Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác phẩm, gồm 2 tập do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành 1971- 1976.
Ông đã được hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949- 1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam:
- Giải ba dịch (Trời hltng, Truớc lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác).
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).
Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 195l) và biên soạn sách địa lý cùng với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu ( 1948 );
Địa dư các nước Châu á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (195l).
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910, so với nhà văn Ngô Tất Tố (sinh năm 1894) thì thuộc thế hệ "đàn em", nhưng sinh thời, hai ông đã từng có những kỷ niệm rất mật thiết với nhau, như bạn bè đồng trang lứa.

Tác giả "Vang bóng một thời" có lần nhớ lại: Hồi ấy (quãng những năm ba mươi), nhiều đêm Ngô Tất Tố thường ngồi ở tòa soạn một báo nọ trong góc phố Hàng Da để viết bài.
Nguyễn Tuân trẻ trai thường hay đi chơi về khuya nên thỉnh thoảng lại tạt qua đây ngủ nhờ. Bao giờ cũng vậy, trông thấy bộ dạng Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố lại vui vẻ hỏi: "Thế nào, có vui và đông lắm không? Thôi bác thức tôi đi ngủ đây".

Và Nguyễn Tuân tâm sự: "Nhiều đêm về oi ả quá, tôi chỉ muốn ngủ, còn viết gì thì viết, mai hãy hay. Nhìn những trang viết dở của bác Tố trên bàn, tự nhiên trong người thấy đứng đắn trở lại. Và ngồi vào trước tờ giấy trắng, vừa ngáp vừa nhìn ông bạn vong niên ngon giấc sau khi đã viết một số trang kia".
Đấy là một kỷ niệm với Ngô Tất Tố lúc ông còn sống, trong đó Nguyễn Tuân không hề phủ nhận vai trò "động viên" tinh thần của bậc đàn anh trong quá trình sáng tác.
Sau khi Ngô Tất Tố mất (1954), năm 1962, Nguyễn Tuân có viết lời giới thiệu cho cuốn "Tắt đèn" tái bản, ông được trả nhuận bút tới... 500 đồng. Giới xuất bản cho đấy là mức "tuyệt trần cao của loại văn đề tựa" (vì theo Nguyễn Tuân cho biết, phở lúc bấy giờ chỉ ba hào một bát).
Chưa hết, khi vào vai chánh tổng trong phim "Chị Dậu" (chuyển thể từ tiểu thuyết "Tắt đèn"), ngoài thù lao vai diễn, Nguyễn Tuân càng có thêm nhiều quần chúng biết đến. Ông kể lại: "Đi trên hè phố, nhiều người tôi không quen nhưng nhìn tôi với nụ cười cảm tình với một nhân vật màn ảnh họ vừa nhận ra".
Đối với Nguyễn Tuân, ông có niềm vui thật trọn vẹn khi nhớ về tình bạn giữa ông và Ngô Tất Tố: Một tình bạn buổi ban đầu đến với văn chương, một tình bạn trong những năm kháng chiến gian khổ, một tình bạn trên trang sách mà ông viết lời giới thiệu và một tình bạn trên những thước phim mà ông tham gia một cách tâm huyết
Tắt đèn là một tác phẩm văn học của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung về cuộc sống thống khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính chị Dậu và gia đình, một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con và bán bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.
Tắt đèn được đưa vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam và đã được điện ảnh Việt Nam chuyển thể thành phim
Nội dung:

               Vì không đủ tiền nộp thuế thân, anh Dậu bị bắt trói ở đình làng. Thương chồng, chị Dậu phải đem đứa con gái đầu lòng mới 6 tuổi và đàn chó đến bán cho nhà Nghị Quế. Nhưng Lý trưởng bắt chị phải đóng thêm suất sưu cho em chồng (đã chết), khiến chị càng thêm cùng quẫn. Chị Dậu buộc phải đi làm vú em, ngày ngày vắt sữa mình để Cụ Cố tẩm bổ.
Một đêm Cụ Cố lần mò vào giường ngủ của chị giở trò đồi bại. Chị xô ngã Cụ Cố, bỏ chạy ngay trong đêm, bất chấp ngoài trời tối đen như mực
LINK MEGAUPLOAD:
01-05 http://www.megaupload.com/?d=TM6KLY4I
06-10 http://www.megaupload.com/?d=OBZ350PS
11-15 http://www.megaupload.com/?d=3TU6PGNY
16-20 http://www.megaupload.com/?d=HJYWAKBW
21-25end http://www.megaupload.com/?d=4CMZHC47

LINK MEDIAFIRE:
01-05 http://www.mediafire.com/?qw2bjwydhwl
06-10 http://www.mediafire.com/?w541munoyzh
11-15 http://www.mediafire.com/?mozgotnmndn
16-20 http://www.mediafire.com/?jmrfyf2nyou
21-25end http://www.mediafire.com/?i44tkxmtijo

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Radio Online

 Danh bạ doanh nghiệp

Search


Tổng số lượt xem trang

Ảnh

.

.

.

.

Banner4

Banner3

Banner2

Banner1

Translate

Pages

logo

Vertical2

On Facebook

About

On Twitter

.