Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Người đọc: Xuân Khoa và Kim Phượng
(2 tập)
Trung Trung Đỉnh viết 'Ngõ lỗ thủng' để lưu giữ những ngày buồn
Trần Hoàng Thiên Kim
Cho đến nay, những người cùng thế hệ với nhà văn Trung Trung Đỉnh vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức.
Tôi đến gặp nhà văn Trung Trung Đỉnh vào một buổi chiều muộn, khi NXB Hội Nhà văn, nơi ông đang làm giám đốc, yên ắng đến lạ thường. Bàn làm việc đầy bản thảo đã in và sắp in của ông đang ngổn ngang trước mặt. Ông lặng lẽ châm thuốc hút. Ánh mắt đăm chiêu sau cặp kính râm dường như đỏ ửng mầu rượu, hơi rượu của một buổi nhậu với bạn bè vừa dứt.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh là người ít bộc lộ về mình, càng không hay nói về những điều đang diễn ra. Cái vẻ lặng lẽ khiến ông như thành một người khó tính, khó gần, khó gợi chuyện. Ngay cả khi tôi háo hức hỏi về bộ phim Ngõ lỗ thủng dài 29 tập, được chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của ông, do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng vào “giờ vàng” trên VTV1, vừa kết thúc.
Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: Ngõ lỗ thủng ở đâu và… như thế nào mà đã đi vào tiểu thuyết, vào phim đầy hình tượng đến vậy? Ông cười: “Nó chỉ đơn giản là một cái ngõ nhỏ như bao con ngõ khác ở xứ sở này. Nó ở gần phố Vân Hồ 3, nơi tôi và rất nhiều bạn văn đã sống ở đó trong những ngày gian khổ của đất nước. Bản thân ngõ nhỏ đó không có tên, nhưng những người đi tập thể dục đã khoét một lỗ thủng để đi vào công viên Thống Nhất. Đó là lối đi đến công viên gần nhất của những hộ sống gần đấy. Tôi gọi nó là 'ngõ lỗ thủng' đúng như thực tế vốn có của nó mà thôi”.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Thiên Kim.
Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là hai cuốn tiểu thuyết được nhà văn Trung Trung Đỉnh viết vào những năm 80 (của thế kỷ 20). Câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết cũng là câu chuyện của chính cuộc đời ông. Đó là cuộc sống của những người dân trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với ngổn ngang bao sự đổi thay. Chỉ là một cái ngõ thông thường như bao cái ngõ quanh co của thành phố Hà Nội, nhưng ở cái ngõ đó, cuộc sống của những người công nhân, trí thức, thợ thủ công, lao động tự do được bộc lộ một cách đặc trưng nhất. Ở đó, có Bình, biên tập viên báo Hạnh Phúc, nhưng lại gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống riêng. Xoay, một nhà văn độc thân chỉ biết mê mải làm nghề và luôn chân thành, chân chất, thật thà trong tình yêu với Sương mà không hề biết đến những toan tính cùng cách sống thực dụng của cô. Sự va chạm giữa hai lối sống thực dụng, cơ hội với chân thật, hồn nhiên ẩn dưới những câu chuyện tưởng chừng hài hước nhưng không thiếu bi kịch. Một bà Mão, quanh năm hương khói thờ thần Phật nhưng cả đời vẫn phải sống dựa người khác, bị đuổi ra khỏi chính ngôi nhà của mình. Một Ron, luôn luôn cúc cung tận tụy cho sự nghiệp, cứ nghĩ ai đó đã nói là phải đúng, đã đúng là phải làm, đã làm quyết không sai, rốt cuộc ra về tay trắng, hóa thành một anh ngớ ngẩn, nhìn con chết mà bất lực…
Đặc biệt, trong phim, anh Gù là hình tượng xuyên suốt đầy ám ảnh. Nhà văn Trung Trung Đỉnh tâm sự rằng, anh Gù là một nhân vật có thật đã đeo đẳng tâm trí ông suốt một thời gian dài. Anh Gù sống bằng tiền bán nước chè, thuốc lào ở đầu ngõ lỗ thủng. Trong cuộc đời thật, anh Gù bị liệt hai chân bẩm sinh. Hai tay và chiếc ghế đũn là vật duy nhất giúp anh đi lại trên đất. Anh sinh ra vốn dĩ không bị gù nhưng vì lưng là nơi chịu lực cho cơ thể anh di chuyển, nên lâu dần, anh đã thành anh Gù như cách mà người đời vẫn gọi. Tuy không đi lại được nhưng cái “uy” của anh Gù rất lớn. Người tử tế cũng nể anh mà kẻ bụi đời, bặm trợn cũng sợ anh một phép. Anh thường làm nhiệm vụ của người giữ “cán cân công lý” đứng ra xử lý hết những việc nhỏ to va chạm của khu phố, mà chỉ giải quyết bằng sức mạnh của tinh thần.
"Tôi vẫn nhớ" - nhà văn Trung Trung Đỉnh kể lại - "Có một vụ tranh chấp, giành giật khách hàng trong ngõ phố không ai chịu ai, cãi cọ om sòm, mấy ông thanh niên phải bế anh Gù đến tận nơi để giải quyết. Và thường thì các việc được anh Gù đứng ra can thiệp đều êm thấm. Tôi nghiệm ra rằng, ẩn sâu trong con người xấu xí ấy là một trái tim mạnh mẽ. Anh Gù có uy lực tinh thần, được tin yêu vì anh không chỉ sống cho riêng mình mà anh biết sống, biết nghĩ về những người khác, mang cái tốt lành đến cho láng giềng, chòm xóm".
Khác với tiểu thuyết, trên màn ảnh có nhiều chi tiết đã được đạo diễn, nhà biên kịch thêm hoặc bớt để đúng với câu chuyện “xi-nê”, không phải là kiểu diễn tả tâm lý nhân vật như trong tiểu thuyết. Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Ông có tán thành việc thay đổi của đạo diễn và nhà biên kịch?”. Nhà văn lắc đầu: “Tôi không xem phim nên không biết đạo diễn đã cho các nhân vật tính cách tốt xấu thế nào, nhưng trong tiểu thuyết của tôi thì các nhân vật đều là người tốt. Vì họ đều là những người cùng chung cảnh ngộ, cùng đi qua cuộc chiến tranh của dân tộc, cùng cảm thông và thương nhau. Tôi viết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là viết về những con người của một thời chỉ tin vào những tình cảm trong sáng. Nhóm người này quan niệm rằng: Sống ở trên đời có khó khăn đến đâu chỉ cần có tình cảm với nhau là vượt qua hết. Mặc dù thực tế là khi họ mang niềm tin, tình cảm đó để đi xin việc, đi nhờ vả thì chẳng ai đón nhận cả. Sự sụp đổ niềm tin đến không chỉ với nhóm bạn này, mà ngay với cả bà Điếc, một nhân vật có tên mà đã thành không tên trong đời sống. Trong giây lát, bà Điếc sụp đổ hoàn toàn. Cả đời bà đơn chiếc, chỉ có một “mẩu vàng” là niềm tin cho bà dựa dẫm, bỗng chốc cuối đời bà phát hiện ra đó là vàng giả. Sự sụp đổ ấy, còn ghê gớm hơn cái chết. Tôi muốn đưa ra một thồng điệp về cuộc sống, về con người với những “lỗ thủng” - Đó không còn là cái lỗ đục tường làm nơi qua lại công viên, nó đã trở thành lỗ thủng của nhân cách, của tri thức, của văn hóa len lỏi trong từng con người”.
Như được lục lại trong ký ức, nhà văn Trung Trung Đỉnh kể cho tôi về quãng thời gian sống trong khu tập thể ở Vân Hồ với cái ngõ lỗ thủng đã đi vào đời sống, đời viết của ông. Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng hồi ông mới hoàn tất cũng chưa được các nhà xuất bản “vồ vập” ngay đâu, vì nó đã đề cập đến những vấn đề khá nổi cộm của cơ chế xã hội lúc bấy giờ. Ông cho rằng, nhà biên kịch đã rất thông minh khi gộp hai cuốn sách đó lại để làm phim, vì nội dung, bối cảnh đều nói lên một hiện tượng xã hội trong cùng một thời điểm lịch sử. Cuốn sau bổ khuyết cho cuốn trước hoàn thiện hơn, nhìn mọi sự thấu tình đạt lý hơn.
Cho đến nay, những người cùng thế hệ ông vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức. Để mỗi lần nghĩ về ngõ lỗ thủng là ông lại nhớ về cái quán nước chè của anh Gù, nơi mà ông coi như “ngôi nhà thứ 2” của mình. Bởi đó là nơi đã mang lại cho ông những câu chuyện, những cảnh đời có thật để đưa vào trang viết.
Có lẽ Trung Trung Đỉnh là nhà văn duy nhất không có ý thích xem lại phim chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu cả một giai đoạn đáng nhớ của cuộc đời mình. Và có lẽ ông cũng là nhà văn duy nhất viết lời hát (nhạc của Trọng Đài) cho bộ phim được chuyển thể ấy. Lời hát là lời trái tim ông cất lên thành thơ, là nỗi lòng ông đang trĩu nặng những tâm tư, ký ức về những tháng ngày sống cùng những nhân vật trong ngõ lỗ thủng, cùng với tấm lòng bè bạn chưa hề mờ phai trong tâm trí. Lời bài hát đau đáu rằng: "Cõi người ta/ Cõi người ta/ Niềm vui thì ít xót xa thì nhiều/ Nỗi buồn níu giữ tình yêu/ Cái nông nổi giữa trăm chiều dở dang/ Em ơi chiều xuống nắng vàng/ Cớ sao mưa đổ cắt ngang đường về... / Ngỡ rằng sau cuộc chiến chinh/ Vai anh trĩu nặng mối tình của em/ Ngỡ rằng đời sẽ lên men/ Cò, vạc nay hết bon chen đầm lầy/ Sắc - không quay tít tháng ngày/ Bánh phu - thê có làm say cõi lòng/ Bao giờ hết gió mùa đông/ Thì buồn em mới dám không buồn người...”.
Link dow bằng IDM:
Trần Hoàng Thiên Kim
Cho đến nay, những người cùng thế hệ với nhà văn Trung Trung Đỉnh vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức.
Tôi đến gặp nhà văn Trung Trung Đỉnh vào một buổi chiều muộn, khi NXB Hội Nhà văn, nơi ông đang làm giám đốc, yên ắng đến lạ thường. Bàn làm việc đầy bản thảo đã in và sắp in của ông đang ngổn ngang trước mặt. Ông lặng lẽ châm thuốc hút. Ánh mắt đăm chiêu sau cặp kính râm dường như đỏ ửng mầu rượu, hơi rượu của một buổi nhậu với bạn bè vừa dứt.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh là người ít bộc lộ về mình, càng không hay nói về những điều đang diễn ra. Cái vẻ lặng lẽ khiến ông như thành một người khó tính, khó gần, khó gợi chuyện. Ngay cả khi tôi háo hức hỏi về bộ phim Ngõ lỗ thủng dài 29 tập, được chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của ông, do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng vào “giờ vàng” trên VTV1, vừa kết thúc.
Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: Ngõ lỗ thủng ở đâu và… như thế nào mà đã đi vào tiểu thuyết, vào phim đầy hình tượng đến vậy? Ông cười: “Nó chỉ đơn giản là một cái ngõ nhỏ như bao con ngõ khác ở xứ sở này. Nó ở gần phố Vân Hồ 3, nơi tôi và rất nhiều bạn văn đã sống ở đó trong những ngày gian khổ của đất nước. Bản thân ngõ nhỏ đó không có tên, nhưng những người đi tập thể dục đã khoét một lỗ thủng để đi vào công viên Thống Nhất. Đó là lối đi đến công viên gần nhất của những hộ sống gần đấy. Tôi gọi nó là 'ngõ lỗ thủng' đúng như thực tế vốn có của nó mà thôi”.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Thiên Kim.
Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là hai cuốn tiểu thuyết được nhà văn Trung Trung Đỉnh viết vào những năm 80 (của thế kỷ 20). Câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết cũng là câu chuyện của chính cuộc đời ông. Đó là cuộc sống của những người dân trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với ngổn ngang bao sự đổi thay. Chỉ là một cái ngõ thông thường như bao cái ngõ quanh co của thành phố Hà Nội, nhưng ở cái ngõ đó, cuộc sống của những người công nhân, trí thức, thợ thủ công, lao động tự do được bộc lộ một cách đặc trưng nhất. Ở đó, có Bình, biên tập viên báo Hạnh Phúc, nhưng lại gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống riêng. Xoay, một nhà văn độc thân chỉ biết mê mải làm nghề và luôn chân thành, chân chất, thật thà trong tình yêu với Sương mà không hề biết đến những toan tính cùng cách sống thực dụng của cô. Sự va chạm giữa hai lối sống thực dụng, cơ hội với chân thật, hồn nhiên ẩn dưới những câu chuyện tưởng chừng hài hước nhưng không thiếu bi kịch. Một bà Mão, quanh năm hương khói thờ thần Phật nhưng cả đời vẫn phải sống dựa người khác, bị đuổi ra khỏi chính ngôi nhà của mình. Một Ron, luôn luôn cúc cung tận tụy cho sự nghiệp, cứ nghĩ ai đó đã nói là phải đúng, đã đúng là phải làm, đã làm quyết không sai, rốt cuộc ra về tay trắng, hóa thành một anh ngớ ngẩn, nhìn con chết mà bất lực…
Đặc biệt, trong phim, anh Gù là hình tượng xuyên suốt đầy ám ảnh. Nhà văn Trung Trung Đỉnh tâm sự rằng, anh Gù là một nhân vật có thật đã đeo đẳng tâm trí ông suốt một thời gian dài. Anh Gù sống bằng tiền bán nước chè, thuốc lào ở đầu ngõ lỗ thủng. Trong cuộc đời thật, anh Gù bị liệt hai chân bẩm sinh. Hai tay và chiếc ghế đũn là vật duy nhất giúp anh đi lại trên đất. Anh sinh ra vốn dĩ không bị gù nhưng vì lưng là nơi chịu lực cho cơ thể anh di chuyển, nên lâu dần, anh đã thành anh Gù như cách mà người đời vẫn gọi. Tuy không đi lại được nhưng cái “uy” của anh Gù rất lớn. Người tử tế cũng nể anh mà kẻ bụi đời, bặm trợn cũng sợ anh một phép. Anh thường làm nhiệm vụ của người giữ “cán cân công lý” đứng ra xử lý hết những việc nhỏ to va chạm của khu phố, mà chỉ giải quyết bằng sức mạnh của tinh thần.
"Tôi vẫn nhớ" - nhà văn Trung Trung Đỉnh kể lại - "Có một vụ tranh chấp, giành giật khách hàng trong ngõ phố không ai chịu ai, cãi cọ om sòm, mấy ông thanh niên phải bế anh Gù đến tận nơi để giải quyết. Và thường thì các việc được anh Gù đứng ra can thiệp đều êm thấm. Tôi nghiệm ra rằng, ẩn sâu trong con người xấu xí ấy là một trái tim mạnh mẽ. Anh Gù có uy lực tinh thần, được tin yêu vì anh không chỉ sống cho riêng mình mà anh biết sống, biết nghĩ về những người khác, mang cái tốt lành đến cho láng giềng, chòm xóm".
Khác với tiểu thuyết, trên màn ảnh có nhiều chi tiết đã được đạo diễn, nhà biên kịch thêm hoặc bớt để đúng với câu chuyện “xi-nê”, không phải là kiểu diễn tả tâm lý nhân vật như trong tiểu thuyết. Tôi hỏi nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Ông có tán thành việc thay đổi của đạo diễn và nhà biên kịch?”. Nhà văn lắc đầu: “Tôi không xem phim nên không biết đạo diễn đã cho các nhân vật tính cách tốt xấu thế nào, nhưng trong tiểu thuyết của tôi thì các nhân vật đều là người tốt. Vì họ đều là những người cùng chung cảnh ngộ, cùng đi qua cuộc chiến tranh của dân tộc, cùng cảm thông và thương nhau. Tôi viết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là viết về những con người của một thời chỉ tin vào những tình cảm trong sáng. Nhóm người này quan niệm rằng: Sống ở trên đời có khó khăn đến đâu chỉ cần có tình cảm với nhau là vượt qua hết. Mặc dù thực tế là khi họ mang niềm tin, tình cảm đó để đi xin việc, đi nhờ vả thì chẳng ai đón nhận cả. Sự sụp đổ niềm tin đến không chỉ với nhóm bạn này, mà ngay với cả bà Điếc, một nhân vật có tên mà đã thành không tên trong đời sống. Trong giây lát, bà Điếc sụp đổ hoàn toàn. Cả đời bà đơn chiếc, chỉ có một “mẩu vàng” là niềm tin cho bà dựa dẫm, bỗng chốc cuối đời bà phát hiện ra đó là vàng giả. Sự sụp đổ ấy, còn ghê gớm hơn cái chết. Tôi muốn đưa ra một thồng điệp về cuộc sống, về con người với những “lỗ thủng” - Đó không còn là cái lỗ đục tường làm nơi qua lại công viên, nó đã trở thành lỗ thủng của nhân cách, của tri thức, của văn hóa len lỏi trong từng con người”.
Như được lục lại trong ký ức, nhà văn Trung Trung Đỉnh kể cho tôi về quãng thời gian sống trong khu tập thể ở Vân Hồ với cái ngõ lỗ thủng đã đi vào đời sống, đời viết của ông. Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng hồi ông mới hoàn tất cũng chưa được các nhà xuất bản “vồ vập” ngay đâu, vì nó đã đề cập đến những vấn đề khá nổi cộm của cơ chế xã hội lúc bấy giờ. Ông cho rằng, nhà biên kịch đã rất thông minh khi gộp hai cuốn sách đó lại để làm phim, vì nội dung, bối cảnh đều nói lên một hiện tượng xã hội trong cùng một thời điểm lịch sử. Cuốn sau bổ khuyết cho cuốn trước hoàn thiện hơn, nhìn mọi sự thấu tình đạt lý hơn.
Cho đến nay, những người cùng thế hệ ông vẫn chưa quên được những ngày gian khó ấy. Nói là “tiễn biệt những ngày buồn” nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức. Để mỗi lần nghĩ về ngõ lỗ thủng là ông lại nhớ về cái quán nước chè của anh Gù, nơi mà ông coi như “ngôi nhà thứ 2” của mình. Bởi đó là nơi đã mang lại cho ông những câu chuyện, những cảnh đời có thật để đưa vào trang viết.
Có lẽ Trung Trung Đỉnh là nhà văn duy nhất không có ý thích xem lại phim chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu cả một giai đoạn đáng nhớ của cuộc đời mình. Và có lẽ ông cũng là nhà văn duy nhất viết lời hát (nhạc của Trọng Đài) cho bộ phim được chuyển thể ấy. Lời hát là lời trái tim ông cất lên thành thơ, là nỗi lòng ông đang trĩu nặng những tâm tư, ký ức về những tháng ngày sống cùng những nhân vật trong ngõ lỗ thủng, cùng với tấm lòng bè bạn chưa hề mờ phai trong tâm trí. Lời bài hát đau đáu rằng: "Cõi người ta/ Cõi người ta/ Niềm vui thì ít xót xa thì nhiều/ Nỗi buồn níu giữ tình yêu/ Cái nông nổi giữa trăm chiều dở dang/ Em ơi chiều xuống nắng vàng/ Cớ sao mưa đổ cắt ngang đường về... / Ngỡ rằng sau cuộc chiến chinh/ Vai anh trĩu nặng mối tình của em/ Ngỡ rằng đời sẽ lên men/ Cò, vạc nay hết bon chen đầm lầy/ Sắc - không quay tít tháng ngày/ Bánh phu - thê có làm say cõi lòng/ Bao giờ hết gió mùa đông/ Thì buồn em mới dám không buồn người...”.
Link dow bằng IDM: